Mài răng hô là kỹ thuật khó, vị trí răng hô thường đòi hỏi độ thẩm mỹ cao hơn các vị trí răng khác. Vì thế mài răng cửa hô như thế nào để không xâm lấn răng quá nhiều mà vẫn đảm bảo chữa hô dứt điểm là một băn khoăn của rất nhiều bệnh nhân. Bài viết sau đây là tổng hợp những điều biết và cần phải lưu ý khi tiến hành mài răng hô.
1. Có nên mài răng hô không?
Theo các bác sỹ, nếu không phải trường hợp “bất khả kháng” mài răng hô để bọc răng sứ thì mài răng cửa hô không được khuyến khích. Lý do vì thao tác này mài mòn 5 mặt của răng, sẽ làm mỏng hoặc mất đi lớp men răng vốn có bên ngoài để bảo vệ ngà răng và tủy răng bên trong. Nếu lớp men răng này bị mất đi, ngà răng sẽ trở lên nhạy cảm hơn và dễ bị kích ứng bởi việc ăn nhai hàng ngày.
Khi nào nên mài răng hô là tốt nhất?
Vì thế nếu tình trạng bạn bị hô nhẹ thì áp dụng mài răng để bọc răng sứ là cách chữa hô tốt nhất.
2. Mài răng hô khi răng còn khỏe và chắc
Đây là một điều bạn hết sức lưu ý. Nếu răng yếu, không nên dùng cách mài răng hô để chữa hô. Vì bọc răng sứ cần phải răng có độ khỏe mạnh nhất định để có thể làm trụ đỡ cho răng sứ chụp lên trên có điểm tựa được khỏe mạnh và vững chắc.
Nếu răng bị yếu không nên mài răng hô vì về lâu dài sẽ hỏng cả răng thật và răng sứ bọc bên trên. Điều này sẽ gây cho bạn sự phiền toái và khó chịu khi ăn uống, ảnh hưởng tới khớp thái dương,…
3. Tỷ lệ mài răng cửa hô chuẩn là bao nhiêu?
– Tỷ lệ mài răng chuẩn: (được tính theo tiêu chí là không xâm phạm sâu đến ngà răng). Tỷ lệ mài răng hô cố định trong khoảng từ 0,6mm – 1mm. Thân răng từ 1mm – 1,5mm, cạnh cắn từ 1,2mm – 2mm. Tỷ lệ mài này càng nhỏ càng tốt cho răng. Chỉ khi răng hô ở mức độ nhẹ mới được chỉ định áp dụng cách mài răng.
– Mài răng cửa hô nhưng cần phải đảm bảo sao cho vị trí răng mài được tạo hình lại theo đúng hình thể ban đầu để răng vẫn có được vẻ tự nhiên như trước khi mài.
– Mài răng hô thường được mài ở cả 5 mặt của răng nhưng phải luôn đảm bảo góc độ thích hợp, tốt nhất theo góc 3 độ phương thẳng đứng để khi răng sứ bọc vào có độ bám chắc nhất định, không bị hở răng, không sai khác tỷ lệ.
– Sau mài cần có biện pháp bảo vệ mặt răng gọi là bọc răng sứ. Đây là phương pháp sử dụng một mão sứ chế tạo theo dấu hàm chụp bọc lên phần răng thật đã mài nhằm che khuyết điểm trên răng, cách ly vị trí men răng bị mài với các tác động của yếu tố bên ngoài như lực nhai, axit, kích thích nóng lạnh hay các vi khuẩn có hại.
4. Mài răng hô có đau không?
Khi mài răng hô, sẽ bị xâm lấn một chút tới cấu trúc răng nên ít nhiều sẽ gây ra đau nhức, nhưng thường cảm giác này có rõ nét hay không thì còn tùy thuộc vào chuyên môn của nha sỹ, kỹ thuật thực hiện như thế nào.
Nếu đường nét hoàn hảo, sắc nét, không phạm ngà tủy thì không gây đau nhức quá nhiều. Đặc biệt, nếu bạn được hỗ trợ bởi thuốc gây tê cục bộ thì hầu như cảm giác đau nhức khi mài răng cửa hô là không có. Nếu răng của bạn quá nhạy cảm thì nha sỹ có thể kê đơn thuốc giảm đau cho bạn.
Mài răng cửa bọc sứ sau 2h, thuốc gây tê tan hết, bạn sẽ có 1 chút ê buốt vùng đang điều trị. Nhưng bạn không nên quá lo lắng vì cảm giác này sẽ hết khi bạn phục hình răng sứ xong.
Mài răng hô giảm đau nhức tối đa khi được thực hiện bởi các bác sỹ tại bệnh viện nha khoa Kim
Tại bệnh viện nha khoa Kim, các bác sỹ thực hiện nắn chỉnh răng đều là các bác sỹ đầu ngành trong lĩnh vực răng hàm mặt, tay nghề cao và nhiều năm kinh nghiệm. Khi thực hiện mài răng hô tại đây, bạn sẽ được các bác sỹ tư vấn, thăm khám và chữa trị nhẹ nhàng, thoải mái, đem lại hiệu quả cao nhất.
Bạn có thể đặt lịch hẹn phỏng vấn cho các bác sỹ bằng cách gọi điện tới số 19006899 hoặc điền thông tin vào form tư vấn của bệnh viện để được các bác sỹ tư vấn trực tiếp nhé!
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét